Các tip phòng ngừa tình trạng méo đầu ở trẻ sơ sinh

Méo đầu ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là méo đầu sau sinh hoặc méo đầu ở trẻ nhỏ. Đây là hiện tượng thường gặp và có thể xảy ra đối với trẻ trong giai đoạn mới sinh. Biểu hiện là phần đầu của trẻ có thể biến dạng hoặc thay đổi hình dạng do áp lực và ma sát trong quá trình ngủ hoặc nằm quá lâu tại 1 tư thế nằm.

Vì vậy trong bài viết này, bbluv gửi đến bạn đọc một số thông tin quan trọng về biểu hiện cũng như một số típ giúp phòng ngừa tình trạng méo đầu ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng méo đầu ở trẻ

Hiện tượng méo đầu xảy ra khi trẻ thường xuyên nằm ở cùng 1 trị trí trong thời gian dài. Các thói quen không tốt như để trẻ nằm nghiêng về 1 bên, hoặc nằm sấp quá nhiều, gây ra áp lực và ma sát lên đầu trẻ. Dẫn đến hiện tượng đầu bị dài hoặc bẹp 1 vùng do hệ xương trong giai đoạn này còn khá non và mềm.

Các biểu hiện của tình trạng méo đầu có thể kể đến như: 1 phần đầu của trẻ có hình dạng không bình thường, lõm hoặc lồi lên ở 1 bên. Trong một số trường hợp, phần da ở vùng đầu có thể bị tác động và làm thay đổi màu sắc của da, hoặc để lại vết bầm, tím do áp lực gây lên.

Một số mẹo hay giúp phòng ngừa tình trạng méo đầu ở trẻ sơ sinh

Thay đổi tư thế ngủ cho trẻ:

Việc thay đổi tư thế ngủ giúp trẻ hạn chế được tối đa tình trạng bẹp đầu. Do hộp sọ của trẻ sơ sinh còn khá mềm và yếu, vì vậy nếu để trẻ nằm quá lâu ở 1 tư thế rất dễ tạo áp lực khiến hình dạng hộp sọ bị biến đổi. Lâu dần sẽ dẫn đến hiện tượng méo đầu hoặc một bên đầu bị lồi lên, gây mất thẩm mỹ cho trẻ nhỏ.

Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên chú ý và để bé nằm ngửa ngủ là an toàn nhất. Bên cạnh đấy, mẹ cũng chú ý đổi vị trí đầu cho trẻ để tránh việc dồn áp lực về một bên.

Thay đổi không gian phòng ngủ trẻ 

Ngoài việc thay đổi tư thế ngủ cho trẻ, các yếu tố khác trong phòng ngủ như: rèm cửa, màn,... sẽ thu hút trẻ. Vì vậy, mẹ hãy để ý nếu trẻ chăm chú nhìn quá lâu tại một điểm thì nên di chuyển vật đó đến vị trí khác. Điều này giúp phần cổ và đầu trẻ di chuyển theo, giảm thiểu tình trạng mỏi, vẹo cổ ở trẻ.

Trong thời gian trẻ thức, mẹ nên tập cho con nằm sấp

Hãy để trẻ nằm sấp từ 10-15 phút mỗi ngày trên bề mặt mềm, phẳng. Tư thế nằm sấp giúp trẻ thay đổi tư thế nằm ngửa quá lâu, đồng thời làm săn chắc cơ cho trẻ. Đối với việc để trẻ di chuyển bằng nôi, mẹ nên đặt con ngồi nghiêng 1 góc cố định, giảm thiểu thời gian nằm ngửa. Tuy nhiên, một số trẻ có thói quen nghiêng đầu về một bên khi ngồi trong nôi. Vì vậy, mẹ nên thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh lại tư thế ngồi, ngả lưng của trẻ.

Đổi bên khi cho trẻ bú

Để hạn chế tình trạng mỏi cổ, áp lực dồn sang một bên thì trong thời gian cho con bú, mẹ nên thường xuyên đổi hướng nằm cho con. Điều này không chỉ giúp trẻ hạn chế được tình trạng bẹp đầu mà còn hạn chế được tình trạng tắc sữa cho mẹ.

Sử dụng gối chống méo đầu:

Hiện nay, nhiều nhãn hàng đã nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm gối chống méo đầu cho trẻ nhỏ. Trong đấy sản phẩm bbluv Pilo được đông đảo người dùng đánh giá cao bởi thiết kế đặc biệt mô phỏng theo hình dáng tổ chim, giúp giảm áp lực lên phía sau đầu và cổ cho trẻ. Đồng thời, sản phẩm được làm từ chất liệu cao cấp mềm mịn, thoáng mát hạn chế tình trạng bí bách khi sử dụng. 

Ngoài ra, sản phẩm gối chống bẹt đầu bbluv Pilo còn thích hợp cho trẻ nằm ở mọi không gian như: nôi, cũi, giường, xe đẩy,...kích thước nhỏ gọn, dễ dàng mang theo.

Trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ gặp phải tình trạng méo đầu có thể gây khó chịu, đặc biệt là đối với người làm cha mẹ. Nếu nhẹ thì có thể tự hết trong vài tháng, với tình trạng nặng do bố mẹ không chú ý thay đổi thói quen ngủ của con thì vấn đề méo đầu sẽ gây tự ti cho trẻ trong giai đoạn trưởng thành. 

Vì vậy, đừng để tình trạng méo đầu gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Hãy lưu lại một số típ giúp phòng ngừa méo đầu cho trẻ và đừng quên theo dõi website bbluv để thường xuyên cập nhật những thông tin hữu ích về chăm sóc và nuôi dạy con nhé 

 

 

 

← Bài trước Bài sau →